0941 737 679

Những cơ hội và thách thức của Suzuki XL7 tại Việt Nam: Theo ‘vết xe đổ’ của Ertiga hay tạo ‘cơn sốt’ như Xpander?

Suzuki XL7 gia nhập thị trường Việt Nam khi phân khúc crossover 7 chỗ hạng B vẫn đang còn mới mẻ trên thị trường nhưng lại có một đối thủ khó nhằn vừa có cú bứt phá doanh số ngoạn mục.

Suzuki XL7 sẽ là mẫu xe hoàn toàn mới tại Việt Nam, được phát triển từ nền tảng của MPV Ertiga nhưng theo hướng SUV. Có thể coi mẫu xe này là một crossover MPV như Mitsubishi Xpander, cạnh tranh với cả SUV như Toyota Rush. Theo dự kiến, mẫu xe này sẽ ra mắt vào khoảng tháng 4/2020.


Phiên bản 7 chỗ của Suzuki XL6 với tên gọi XL7 sắp ra mắt tại Việt Nam.

Thách thức

Là một “tân binh”, Suzuki XL7 ắt hẳn gặp nhưng bất lợi nhất định khi các mẫu xe khác đã có chỗ đứng trên thị trường. Đối thủ lớn nhất của mẫu xe này là Mitsubishi Xpander – một hiện tượng trong năm 2019, không chỉ bán chạy nhất phân khúc mà còn đứng top 2 Việt Nam về doanh số. Để vượt qua con số 20.098 xe bán ra trong năm 2019 (khoảng 1.675 xe/tháng) của Xpander là điều không hề đơn giản. Đối thủ thứ 2 đến từ một hãng xe lớn là Toyota. Doanh số của Rush trong năm qua là 2.975 xe (khoảng gần 250 xe/tháng).

Những cơ hội và thách thức của Suzuki XL7 tại Việt Nam: Theo ‘vết xe đổ’ của Ertiga hay tạo ‘cơn sốt’ như Xpander? – Ảnh 2.
Xpander là đối thủ mạnh nhất trong phân khúc.

Thách thức tiếp theo là về nguồn cung của các phiên bản XL7. Việc nhập khẩu thay vì lắp ráp ảnh hưởng đáng kể tới nguồn cung xe, bởi đơn vị phân phối tại Việt Nam khó chủ động được khi nhà máy tại Indonesia không đáp ứng được. Chính yếu tố nguồn cung đã khiến Ertiga bỏ lỡ nhiều khách hàng trong năm vừa qua, khi phiên bản số sàn (GL) luôn trong tình trạng hết hàng, còn bản số tự động (GLX) lại thừa xe. Doanh số bản GLX gấp gần 10 lần bản GL trong năm 2019 (2.029 so với 268 xe). Nhiều khách hàng chấp nhận bỏ cọc đổi xe vì không mua được bản GL.

Ngoài ra, người Việt hiện nay không hẳn chuộng xe giá rẻ ít trang bị. Họ sẵn sàng bỏ thêm tiền để mua chiếc xe tiện nghi hơn. Mẫu xe anh em Ertiga là ví dụ khi so sánh với Xpander.

“Tôi chọn Xpander vì nội thất sang hơn, cảm thấy tiện nghi hơn và hơn nữa là có tính năng an toàn cân bằng điện tử mà có tiền chưa chắc đã nâng cấp được. Bởi lẽ đó, dù giá Ertiga có thấp hơn 70 triệu nhưng tôi vẫn cố thêm để lấy Xpander,” anh Lợi, một người dùng xe Xpander, chia sẻ.

Những cơ hội và thách thức của Suzuki XL7 tại Việt Nam: Theo ‘vết xe đổ’ của Ertiga hay tạo ‘cơn sốt’ như Xpander? – Ảnh 3.
Trang bị là yếu tố quan trọng trong việc chinh phục khách hàng.

Cuối cùng, Suzuki không phải thương hiệu có thế mạnh hẳn về xe du lịch tại Việt Nam. Hãng xe Nhật đang bán cả các dòng xe tải, xe van như Carry, Super Carry. Doanh số những mẫu xe này chiếm tới gần 42% tổng doanh số bán hàng của Suzuki trong năm ngoái. Trước đây, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều bởi hãng không quá chú trọng vào các dòng xe du lịch. Lấy ví dụ như năm 2018, doanh số xe thương mại của Suzuki chiếm tới gần 84%.

Cơ hội

Phân khúc SUV/crossover/MPV 7 chỗ hạng B vẫn còn mới tại Việt Nam và còn nhiều “đất diễn” cho Suzuki XL7. “Tân binh” Xpander đã làm được điều thần kỳ khi bán vượt cả Innova với doanh số gần gấp đôi trong năm 2019; hay Kona dù “chân ướt chân ráo” gia nhập phân khúc SUV 5 chỗ hạng B vẫn nhanh chóng vươn lên top 1 bán chạy, đẩy EcoSport xuống vị trí thứ 2.


Vẫn còn nhiều cơ hội cho Suzuki XL7 khi về Việt Nam.

Bên cạnh đó, Suzuki đang chuyển dịch dần sang mảng xe du lịch. Tỷ lệ doanh số của dòng xe du lịch trên tổng doanh số Suzuki tăng từ 16% trong năm 2018 lên 58% trong năm 2019 là minh chứng cho điều đó. Hãng cũng đã có kinh nghiệm hơn trong việc phân phối dòng xe này, sau những bài học với mẫu Vitara từng bị khai tử hay chính Ertiga đang mở bán ra thị trường. Trong năm nay, Suzuki đã kịp thời “sửa sai” cho Ertiga khi bổ sung trang bị cho phiên bản mới mà không thay đổi giá khởi điểm. Bởi vậy, XL7 được kỳ vọng sẽ ghi điểm trong mắt người tiêu dùng và được Suzuki khắc phục những điểm yếu từ mẫu Ertiga trước đó.

Contact Me on Zalo